Theo báo cáo gần nhất của Statista, trung bình mỗi tháng có 97.000 ứng dụng mới được phát hành trên toàn cầu. Mặc dù đây là một tín hiệu vô cùng đáng mừng nhưng nó cũng mang đến vô vàn thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng những kế hoạch dài hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Tuy nhiên, trong thời đại số hóa, sự ra đời của quảng cáo ứng dụng đã giúp hành trình tiếp cận khách hàng trở nên “dễ thở” hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn lực. Bài viết sau đây NEMI Ads sẽ chia sẻ các thông tin quan trọng nhất về loại hình tiếp thị trực tuyến này. Mời bạn cùng theo dõi!
Nội dung chính
1. Quảng cáo ứng dụng là gì?
Quảng cáo ứng dụng là loại hình tiếp thị trực tuyến được thiết kế đặc biệt giúp doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá ứng dụng di động của mình trên hệ thống các mạng lưới hiển thị của Google. Thông qua quảng cáo, người dùng có thể tương tác, tải xuống hoặc đăng ký trước ứng dụng.
Quảng cáo ứng dụng cho phép người dùng tương tác, tải xuống ứng dụng
1.1. Google App Install hoạt động như thế nào?
Không giống như các loại hình Google Ads khác, Mobile App Campaign không đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế riêng từng mẫu quảng cáo. Thay vào đó, Google sẽ tận dụng các dữ liệu được lấy trực tiếp từ trang thông tin ứng dụng trên cửa hàng Play của doanh nghiệp như: Văn bản quảng cáo, video, hình ảnh, các tài sản liên quan để thiết kế các mẫu tiếp thị phù hợp nhất với nhu cầu và thị hiếu của người dùng.
Để khởi tạo chiến dịch quảng cáo ứng dụng, bạn chỉ cần cung cấp cho nền tảng một số các thông tin cơ bản như văn bản, ngân sách khởi điểm, giá thầu, ngôn ngữ cũng như vị trí hiển thị quảng cáo. Bên cạnh đó, để phục vụ quá trình thiết lập chiến dịch, bạn cũng cần chuẩn bị các tài sản, bao gồm: Ít nhất một video ngang, một video dọc, một ảnh khổ ngang và HTML5 (không bắt buộc).
Thuật toán của Google sẽ tự động thử nghiệm các yếu tố khác nhau để tạo nên mẫu quảng cáo tối ưu nhất và phân phối chúng tới đúng tệp khách hàng tiềm năng mà không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện bất kỳ công việc nào khác. Có thể khẳng định rằng đây là một loại hình tiếp thị vô cùng thông minh, không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thành công cho chiến dịch mà còn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm tối đa nguồn lực và thời gian.
Các thông tin liên quan để tạo quảng cáo ứng dụng được hệ thống lấy trực tiếp từ trang thông tin chi tiết trên cửa hàng Play
2. 03 loại hình chiến dịch quảng cáo ứng dụng phổ biến nhất
Hiện nay, khi thiết lập Google Marketing App, bạn có thể lựa chọn một trong 3 loại hình chiến dịch phụ dưới đây. Với mỗi loại chiến dịch, hệ thống sẽ tập trung vào các mục tiêu khác nhau và sử dụng chiến lược giá thầu riêng:
2.1. Cài đặt ứng dụng
Với hình thức chiến dịch phụ này, quảng cáo sẽ được phân phối liên tục cho tới khi người dùng hoàn tất quá trình tải xuống ứng dụng. Nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, tính năng đặt giá thầu và nhắm mục tiêu sẽ được Google tự động hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tối ưu tệp lại tệp khách hàng tiềm năng cho chiến dịch để giúp quảng cáo có thể tiếp cận những người dùng có khả năng thực hiện hành vi chuyển đổi cao nhất.
2.2. Đăng ký trước
Quảng cáo với chiến dịch phụ “Đăng ký trước” sẽ giúp doanh nghiệp khơi gợi sự tò mò, phấn khích nơi người dùng cũng như tạo được sự nhận biết cho trò chơi/ứng dụng trước khi chúng được phát hành. Bằng cách thiết lập tính năng đăng ký trước trong Play Console, bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo Google App Install cho một ứng dụng cụ thể.
Như vậy, trong quá trình triển khai chiến dịch, khi click vào mẫu quảng cáo, người dùng sẽ được điều hướng tới một trang đích giúp họ có thể đăng ký trước chiến dịch. Tuy nhiên, chiến dịch phụ “Đăng ký trước” chỉ được hiển thị với những người dùng sử dụng điện thoại với hệ điều hành Android. Chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý.
Quảng cáo ứng dụng dạng đăng ký trước
2.3. Tương tác với ứng dụng
Nếu như mục tiêu của doanh nghiệp là tiếp cận những khách hàng đã cài đặt ứng dụng và thúc đẩy họ tương tác trở lại hoặc thực hiện các hành động cụ thể trong ứng dụng, đây chính là loại hình chiến dịch phụ tối ưu nhất. Khi triển khai chiến dịch, quảng cáo của bạn sẽ được phân phối trên đa dạng các tài sản của hệ sinh thái Google, bao gồm: Youtube, Google tìm kiếm, Google Play,….
3. Google Marketing App có thể hiển thị ở những vị trí nào?
Hiện nay, Google cho phép các nhà quảng cáo triển khai các chiến dịch tiếp thị ứng dụng tại những vị trí sau:
3.1. Google Play
Google sẽ hiển thị quảng cáo nếu phát hiện sự tương đồng giữa truy vấn tìm kiếm của người dùng với ứng dụng mà doanh nghiệp đang phát triển. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng có thể được hiển thị nếu người dùng truy cập vào trang thông tin ứng dụng của một thương hiệu khác có điểm chung với ứng dụng của doanh nghiệp.
- Quảng cáo ứng dụng trên Google Play sẽ bao gồm: Tên ứng dụng, biểu tượng ứng dụng, tên nhà phát triển, văn bản tùy chỉnh.
- Vị trí hiển thị quảng cáo: Kết quả tìm kiếm, mục ứng dụng có liên quan, trang chủ của Google Play.
Quảng cáo ứng dụng có thể được hiển thị trên Google Play
3.2. Mạng tìm kiếm của Google
Bằng cách sử dụng một số thuật toán nhất định, Google sẽ tạo từ khóa cho ứng dụng của bạn và so sánh với thông tin tìm kiếm của người dùng. Nếu hai yếu tố này trùng khớp hoặc có sự tương đồng, quảng cáo sẽ được hiển thị.
- Quảng cáo ứng dụng trên mạng tìm kiếm sẽ bao gồm: Văn bản mô tả, biểu tượng ứng dụng và điểm xếp hạng mà ứng dụng nhận được.
- Vị trí hiển thị quảng cáo: Google tìm kiếm và mạng lưới các đối tác tìm kiếm của Google.
3.3. Mạng hiển thị Google
Chiến dịch tiếp thị cho ứng dụng của bạn sẽ được phân phối tới người dùng trên mạng hiển thị của hệ thống nếu thiết lập các chiến dịch phụ là “Cài đặt ứng dụng” và “Lượt đăng ký trước”. Một khi đáp ứng điều kiện được hiển thị, Google sẽ tự động tối ưu hóa vị trí của quảng cáo, giúp nâng cao lượt chuyển đổi của chiến dịch với mức CPA mục tiêu đã được cài đặt trước đó.
- Quảng cáo ứng dụng trên mạng hiển thị Google sẽ bao gồm: Tên, biểu tượng của ứng dụng, hình ảnh, video, nội dung tùy chỉnh kèm theo đường link dẫn tới trang thông tin chi tiết của ứng dụng trên cửa hàng trò chơi.
- Vị trí hiển thị quảng cáo: Gmail, các trang tin tức,…
Doanh nghiệp cũng có thể triển khai quảng cáo ứng dụng trên GDN
3.4. Youtube
Bên cạnh những vị trí trên, quảng cáo của doanh nghiệp cũng có thể được hiển thị trên Youtube tại những vị trí người dùng tương tác nhiều nhất.
- Quảng cáo ứng dụng trên Youtube sẽ bao gồm: Biểu tượng ứng dụng, văn bản tùy chỉnh, video được liên kết trên Youtube, điểm xếp hạng của ứng dụng, văn bản cửa hàng ứng dụng.
- Vị trí hiển thị quảng cáo: Ứng dụng Youtube trên Android, IOS và các thiết bị TV thông minh.
3.5. Google khám phá
Để chiến dịch quảng cáo ứng dụng của bạn có thể được hiển thị trên Google khám phá, điện thoại của người dùng phải sử dụng hệ điều hành Android và cài đặt ngôn ngữ là tiếng Anh.
- Quảng cáo ứng dụng trên Google khám phá sẽ bao gồm: Nội dung văn bản mô tả, hình ảnh, điểm xếp hạng của ứng dụng.
Quảng cáo ứng dụng trên Google khám phá chỉ có thể được hiển thị trên điện thoại
4. Tiêu chuẩn đối với các tài sản được sử dụng trong quảng cáo ứng dụng
Khi triển khai Google Marketing App, việc tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan tới các tài sản được sử dụng là việc làm quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch. Dưới đây là một số điều kiện liên quan mà bạn cần lưu ý:
4.1. Video
Đối với quảng cáo ứng dụng, bạn bắt buộc phải lưu trữ các video muốn tích hợp trong chiến dịch trên Youtube. Trong trường hợp bạn không thể thiết kế video, hệ thống sẽ tự động sử dụng các tài sản có sẵn trong trang thông tin ứng dụng để xây dựng video, qua đó giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng, đồng thời kích thích họ thực hiện các hành động chuyển đổi theo mục tiêu.
4.2. Hình ảnh
Tiếp theo, bạn cần đảm bảo các hình ảnh được sử dụng trong mẫu quảng cáo có chất lượng cao nhất, truyền tải được nội dung và thông điệp của ứng dụng.
- Định dạng ảnh được hỗ trợ: JPG, PNG,
- Dung lượng hình ảnh tối đa: 5MB
- Yêu cầu về tỷ lệ và khung hình:
- Tỷ lệ 1:1; kích thước tối thiểu 200 x 200 px; kích thước đề xuất 1200 x 1200 px.
- Tỷ lệ 1.91:1; kích thước tối thiểu 600 x 314 px; kích thước đề xuất 1200 x 628 px.
- Tỷ lệ 4:5; kích thước tối thiểu 320 x 400 px, kích thước đề xuất 1200 x 1500 px.
Các hình ảnh trong quảng cáo ứng dụng cần có chất lượng tốt nhất và sử dụng các định dạng được hỗ trợ
4.3. HTML5
- Số lượng tệp tối đa: 40 tệp.
- Dung lượng tệp tối đa: 1MB.
- Kích thước tệp được hỗ trợ: 480 x 320 px; 300 x 250 px; 320 x 50 px; 320 x 480 px.
Trong cuộc chạy đua không ngừng nghỉ để thu hút sự chú ý của người dùng, quảng cáo ứng dụng đã trở thành loại “vũ khí” mạnh mẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Hy vọng bài viết của NEMI Ads đã giúp bạn hiểu hơn về loại hình tiếp thị này cũng như nắm được các lưu ý về các loại tài sản sử dụng trong chiến dịch Google Marketing App. Thường xuyên ghé NEMI Ads để cập nhật thêm đa dạng các bài tin hữu ích khác về chủ đề Google bạn nhé!