logo-nemi-ads-done

Quảng cáo Google Ads là gì? 07 sai lầm cần tránh khi chạy Google Ads

  1. Home
  2. »
  3. Kiến thức Google Ads
  4. »
  5. Quảng cáo Google Ads là gì? 07 sai lầm cần tránh khi chạy Google Ads

Với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu, quảng cáo Google Ads trở thành một trong những nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp kết nối và thiết lập mối quan hệ vững chắc với khách hàng. Vậy quảng cáo Google là gì, khi triển khai các chiến dịch Google Ads cần tránh những sai lầm nào? Cùng NEMI Ads tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads là hình thức quảng cáo trực tuyến được cung cấp bởi Google. Trong đó, các mẫu quảng cáo sẽ được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, các trang web liên kết và mạng lưới các đối tác của Google,… Hình thức quảng cáo này cũng cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh quảng cáo của mình dựa trên đa dạng các yếu tố như từ khóa, đặc điểm nhân khẩu học,… qua đó tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu tại thời điểm họ quan tâm và tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Chạy quảng cáo Google Ads

Quảng cáo Google Ads giúp doanh nghiệp phân phối quảng cáo tới đúng tệp khách hàng mục tiêu khi họ có nhu cầu

1.1. Các hình thức quảng cáo Google Ads phổ biến hiện nay

Hiện nay, Google hỗ trợ người dùng triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến thông qua các hình thức sau:

  • GND – quảng cáo hiển thị Google.
  • Google Shopping – quảng cáo mua sắm.
  • Google Search – quảng cáo tìm kiếm.
  • Quảng cáo Youtube.
  • Quảng cáo Discovery.
  • Quảng cáo ứng dụng.
  • Chiến dịch địa phương.
  • Chiến dịch thông minh.
  • Chiến dịch tối đa hiệu suất.

1.2. Google Ads hoạt động như thế nào?

Google sẽ quyết định các mẫu quảng cáo được phân phối thông qua một phiên đấu giá mỗi khi người dùng tìm kiếm thông tin hoặc truy cập vào một website nào đó. Trong mỗi phiên đấu giá, để quyết định thứ tự xuất hiện của các quảng cáo, Google sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây:

  • Giá thầu: Mức phí tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho một lượt nhấp vào quảng cáo. Hiện nay bạn có thể thiết lập chiến lược giá thầu qua 4 hình thức, bao gồm CPC, CPM, CPA, CPV. Mức giá thầu càng cao, khả năng quảng cáo Google Ads của bạn được hiển thị càng tăng.
  • Chất lượng của các mẫu quảng cáo: Đây là thang điểm được tính từ 1 – 10 mà nền tảng sẽ sử dụng để đo lường chất lượng và mức độ liên quan của quảng cáo đối với từ khóa và trang đích. Điểm chất lượng càng cao, khả năng quảng cáo được phân phối càng tăng.
  • Mức độ tác động dự kiến của các định dạng và các thành phần quảng cáo: Trong quá trình lập kế hoạch và khởi tạo quảng cáo, bạn có thể tận dụng một số yếu tố để bổ sung thông tin như số điện thoại, các đường dẫn đến trang web. Thông qua các thành phần này, nền tảng sẽ ước tính mức độ ảnh hưởng của chúng tới hiệu suất quảng cáo. Do đó, ngay cả khi giá thầu của đối thủ cao hơn, mẫu quảng cáo của bạn vẫn có thể giành được thứ hạng tốt hơn với ngân sách thấp hơn bằng cách sử dụng các từ khóa, thành phần thích hợp.

 

Chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả

Thứ tự xuất hiện của các mẫu quảng cáo Google Ads sẽ được quyết định thông qua giá thầu và điểm chất lượng,..

1.3. Chạy quảng cáo Google Ads có hiệu quả không?

Triển khai các chiến dịch Google Ads đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Dưới đây là một số lý do giúp quảng cáo Google trở thành một trong những chiến lược tiếp thị không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp:

  • Phân phối tới các tệp khách hàng cụ thể: Thông qua việc lựa chọn từ khóa, cung cấp các đặc điểm liên quan tới nhân khẩu học, hành vi của khách hàng, nền tảng sẽ thực hiện phân phối các mẫu quảng cáo tới chính xác các tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn.
  • Mạng lưới hiển thị rộng lớn: Không chỉ được phân phối trên trang kết quả tìm kiếm, các mẫu quảng cáo cũng được hiển thị trên các mạng lưới đối tác của Google như GDN, Video Youtube,… Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
  • Dễ dàng kiểm soát chi phí: Với quảng cáo Google, bạn có thể thiết lập ngân sách theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc cho toàn bộ chiến dịch. Đặc biệt, bạn chỉ phải thanh toán khi có tương tác thực sự từ người dùng, chẳng hạn như nhấp chuột vào quảng cáo. Điều này giúp bạn tiết kiệm và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả.

 

Quảng cáo Google Ads 1

Quảng cáo Google Ads giúp doanh nghiệp tiết kiệm và quản lý ngân sách một cách hiệu quả

2. Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo Google chi tiết cho người mới bắt đầu

2.1. Tạo chiến dịch

  • Truy cập tài khoản quảng cáo Google, tại tab “Tất cả chiến dịch”, click “Chiến dịch mới” rồi chọn “Thêm chiến dịch mới”.
  • Lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch: Doanh số, lưu lượng truy cập trang web, chương trình khuyến mãi và lượt ghé qua cửa hàng thực tế tại địa phương, khách hàng tiềm năng, sự cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm, mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận.
  • Lựa chọn loại chiến dịch: Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo GDN, quảng cáo mua sắm,…

 

Tạo quảng cáo Google Ads

Tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads mới

2.2. Thiết lập ngân sách, đặt giá thầu và các cài đặt khác cho chiến dịch

  • Cài đặt ngân sách: Bạn có thể thiết lập ngân sách theo ngày, theo tháng hoặc cho toàn chiến dịch.
  • Giá thầu: Tại đây bạn có thể lựa chọn CPC thủ công hoặc thay đổi chiến lược giá thầu theo hướng dẫn từ Google.
  • Cài đặt chiến dịch: Bạn cần thiết lập mạng quảng cáo (mạng hiển thị, mạng tìm kiếm), vị trí quảng cáo, ngôn ngữ, phân khúc đối tượng mục tiêu cho chiến dịch của mình.

2.3. Xác định giá thầu và thêm từ khóa

  • Giá thầu: Nhập số tiền tối đa bạn có thể trả cho một lượt nhấp.
  • Thêm từ khóa: Bạn cần sử dụng các từ khóa tương đồng với các cụm từ mà khách hàng tiềm năng sử dụng để tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

 

Cài đặt quảng cáo Google Ads

Cài đặt giá thầu và thêm từ khóa cho chiến dịch quảng cáo Google Ads

2.4. Tạo mẫu quảng cáo

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình triển khai quảng cáo Google Ads. Chính vì vậy bạn sử dụng các mẫu nội dung, hình ảnh chỉnh chu, lôi cuốn, đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích và thu hút được khách hàng. Sau khi tạo xong mẫu quảng cáo, bạn cũng cần thêm các cài đặt mở rộng như chú thích, số điện thoại, hình ảnh,… Những nội dung này sẽ được hiển thị bên cạnh mẫu quảng cáo chính, giúp khách hàng dễ dàng kết nối với doanh nghiệp.

2.5. Tối ưu landing page

Khách hàng có thể dễ dàng click vào quảng cáo nhưng rất khó để họ thực hiện các hành vi mua hàng. Để thúc đẩy khách hàng thực hiện các hành vi chuyển đổi, landing page đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trước khi chạy quảng cáo Google Ads, bạn cần đảm bảo trang đích đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Làm nổi bật được các tính năng, ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ.
  • Landing page được tối ưu tốc độ tải trang, khả năng hiển thị trên các thiết bị.
  • Nội dung trang đích được thiết kế rõ ràng, ngắn gọn, sử dụng văn phong phù hợp với từng nhóm khách hàng.
  • Sử dụng CTA một cách hợp lý để thúc đẩy hành vi chuyển đổi của khách hàng một cách tự nhiên.

 

Tối ưu quảng cáo google ads

Tối ưu landing page cũng là yếu tố không thể thiếu khi triển khai quảng cáo Google Ads

2.6. Thiết lập đối tượng Remarketing

Khi có nhu cầu, người dùng sẽ tiến hành tìm kiếm các thông tin liên quan tới sản phẩm/dịch vụ và so sánh giá cả, ưu đãi giữa các bên phân phối. Trong giai đoạn này, họ thường chưa tiến hành mua hàng ngay. Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng các chiến dịch Remarketing để nhắc lại và thúc đẩy quá trình ra quyết định ở khách hàng.

Để tạo tệp Remarketing, bạn cần sử dụng mã code Remarketing được cung cấp bởi quảng cáo Google Ads và nhúng nó vào trang web của mình. Khi mã này được kích hoạt, mỗi khi người dùng truy cập trang web, hệ thống sẽ lưu trữ cookie để hỗ trợ trong chiến dịch tiếp thị lại trong tương lai.

2.7. Theo dõi và điều chỉnh chiến dịch

Sau khi triển khai quảng cáo Google Ads, việc thường xuyên theo dõi các chỉ số đánh giá là rất quan trọng để phát hiện những khía cạnh chưa tối ưu và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Điều này giúp đảm bảo chiến dịch quảng cáo đạt được hiệu quả tối đa và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Google Ads

Theo dõi các chỉ số giúp thực hiện các điều chỉnh cần thiết để chiến dịch quảng cáo Google Ads đạt hiệu quả tối ưu

3. 07 sai lầm cần tránh khi chạy quảng cáo Google Ads

Trong quá trình triển khai các chiến dịch quảng cáo Google Ads, để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên và đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch, bạn cần tránh các sai lầm sau:

  • Không xác định mục tiêu quảng cáo, tệp khách hàng cụ thể khiến nền tảng không thể phân phối quảng cáo tới đúng đối tượng.
  • Sử dụng các từ khóa không chính xác, không đồng nhất với mục tiêu chiến dịch.
  • Sử dụng các landing page không chất lượng, không đảm bảo được trải nghiệm cho người dùng.
  • Không thường xuyên theo dõi, điều chỉnh và tối ưu quảng cáo.
  • Chỉ sử dụng một phiên bản quảng cáo mà không thử nghiệm các phiên bản khác nhau. Điều này khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội tối ưu quảng cáo Google.
  • Quảng bá cho các ngành hàng, sản phẩm vi phạm chính sách quảng cáo Google.
  • Đặt ngân sách quá thấp gây ảnh hưởng tới sự ổn định của chiến dịch.

 

Với sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Google, quảng cáo Google Ads đã trở thành một trong những phương thức tiếp thị không thể thiếu trong các chiến lược Marketing hiện đại. Để đạt được kết quả tối ưu, bạn cần tận dụng linh hoạt các hình thức quảng cáo Google và tránh các sai lầm phổ biến NEMI Ads chia sẻ. Thường xuyên ghé NEMI Ads để cập nhật thêm các bài tin hữu ích khác về chủ đề Google bạn nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

Tác giả

Phạm Thái Sơn
Khi bạn làm một việc hết mình, bạn sẽ không còn gì để hối tiếc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ready to Get Started?

Liên hệ với NEMI ADS để nhận tư vấn

Đội ngũ hỗ trợ của NEMI ADS luôn hỗ trợ tư vấn chi tiết cho khách hàng trước khi quyết định đăng ký dịch vụ.

Mọi thông tin điền trong form đều được bảo mật 100%