logo-nemi-ads-done

GDN là gì? Hướng dẫn thiết lập chiến dịch quảng cáo GDN chi tiết nhất

  1. Home
  2. »
  3. Kiến thức Google Ads
  4. »
  5. GDN là gì? Hướng dẫn thiết lập chiến dịch quảng cáo GDN chi tiết nhất

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tiếp cận lượng lớn khách hàng với chi phí tối ưu luôn là mong muốn của mọi doanh nghiệp. Và GDN chính là một trong những giải pháp tiếp thị số có thể đáp ứng kỳ vọng trên. Vậy GDN là gì, làm cách nào để thiết lập quảng cáo GDN? Cùng NEMI Ads tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. GDN là gì?

GDN là cụm từ viết tắt của Google Display Network – một mạng lưới rộng lớn bao gồm hơn 2 triệu trang web, ứng dụng và video, nơi quảng cáo của doanh nghiệp có thể tiếp cận tới 90% người dùng đang hoạt động trên Internet. Quảng cáo Google Display Network là hình thức tiếp thị trực tuyến thụ động thông qua mạng lưới các đối tác của nền tảng. Trong đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn các trang web liên quan tới sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của mình để đặt quảng cáo. Điều này giúp doanh nghiệp kết nối gần hơn với khách hàng trong khoảng thời gian nhất định.

Quảng cáo hiển thị Google

Quảng cáo GDN giúp hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp qua mạng lưới đối tác của Google

1.1. Quảng cáo Google Display hoạt động như thế nào?

Quảng cáo GDN được kích hoạt theo hai phương thức:

  • Quảng cáo dựa trên ngữ cảnh: Thông qua các từ khóa, chủ đề mà người dùng cung cấp, quảng cáo sẽ được phân phối tới các trang web, ứng dụng có nội dung liên quan.
  • Lựa chọn chính xác website: Dựa trên định vị theo vị trí (Placement targeting), bạn có thể lựa chọn chính xác nơi quảng cáo được hiển thị, bao gồm bất cứ trang web, ứng dụng, video nào thuộc GDN mà không cần sử dụng các gợi ý của Google.

1.2. Các hình thức hiển thị quảng cáo GDN

  • Hiển thị dưới dạng văn bản: Đây là dạng quảng cáo đơn giản và tiện lợi nhất, chỉ cần 1 URL, 1 hình ảnh và 2 dòng thông tin mô tả ngắn gọn, phù hợp sử dụng trong các trường hợp không có hình ảnh hoặc video. Mặc dù vậy, hình thức hiển thị này thường không đem lại hiệu quả cao do không gây được sự ấn tượng đối với người dùng.
  • Hiển thị dưới dạng hình ảnh: Đây là hình thức quảng cáo GDN được ưa chuộng nhất hiện nay bởi nó cho phép doanh nghiệp có thể tự do thể hiện nội dung qua các dạng hình ảnh tĩnh, GIF, banner,… Tuy nhiên, để quảng cáo Google Display Network hiển thị dưới phương thức này, các hình ảnh cần đáp ứng các khung chuẩn về kích thước và quy định của Google.
  • Hiển thị dưới dạng video: Mặc dù quá trình thiết lập quảng cáo hiển thị bằng video tương đối phức tạp nhưng đây lại là hình thức hiệu quả nhất bởi nó tạo được sự ấn tượng cho người xem, đồng thời giúp người xem dễ dàng nắm bắt được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Tuy nhiên, một điểm hạn chế là mức độ cạnh tranh của quảng cáo GDN video tương đối cao do sự xuất hiện của các quảng cáo Youtube Ads.

 

quang cao gdn

Quảng cáo GDN dưới dạng văn bản

2. Tại sao quảng cáo Google Display Network lại được các doanh nghiệp ưa chuộng?

Quảng cáo GDN trở thành một trong những hình thức tiếp thị trực tuyến được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu bởi những lý do sau đây:

  • Quảng cáo hiển thị giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng thông qua mạng lưới hơn 2 triệu trang web, ứng dụng,… ngay cả khi người dùng không thực hiện tìm kiếm trên Google. So với quảng cáo tìm kiếm, chi phí quảng cáo GDN thường thấp hơn, qua đó góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách.
  • Quảng cáo GDN cho phép doanh nghiệp lựa chọn linh hoạt các chiến lược trả phí: CPC, CPM,…
  • Trong xã hội ngày nay, con người quá bận rộn khiến quỹ thời gian bị rút ngắn. Do đó, sử dụng hình ảnh, video thay cho các văn bản dài có tác dụng rất tốt trong việc thu hút người dùng, từ đó nâng cao hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị.
  • Một trong những thế mạnh của GDN chính là Remarketing Ads, giúp doanh nghiệp triển khai các mẫu quảng cáo dành riêng cho các tệp khách hàng đã có lịch sử truy cập website của doanh nghiệp, qua đó thu hút lead với mức ngân sách tối ưu.

 

Google Display Network

Quảng cáo GDN có lợi thế về việc sử dụng hình ảnh, video, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng hiệu quả hơn

3. Một số điểm hạn chế của GDN

Mặc dù đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vượt trội, tuy nhiên quảng cáo Google hiển thị cũng tồn tại một số điểm hạn chế nhất định như:

  • Không phải lúc nào Google cũng có thể xác định chính xác các trang web có chất lượng cao, chính vì vậy sẽ không tránh khỏi trường hợp quảng cáo xuất hiện tại những website kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới traffic.
  • GDN không cho phép tùy chỉnh hành vi của khách hàng cụ thể. Điều này có thể làm giảm khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

4. Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị google từ A-Z

4.1. Các tài nguyên cần chuẩn bị cho chiến dịch GDN

Trước khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo trên Google Display Network (GDN), bạn cần chuẩn bị một số tài nguyên để đảm bảo chiến dịch của bạn hiệu quả. Dưới đây là danh sách các tài nguyên quan trọng:

  • Tài khoản quảng cáo Google.
  • Landing page sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Các banner hình ảnh, video chất lượng cao có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ muốn quảng cáo. Hình ảnh và video nên có kích thước và định dạng phù hợp cho các loại quảng cáo trên GDN.
  • Thông điệp quảng cáo muốn truyền tải.

 

gdn 2

Để chạy quảng cáo Google hiển thị, bạn cần chuẩn bị một landing page về sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp

4.2. Tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị Google

Để tạo chiến dịch quảng cáo GDN, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Thêm chiến dịch

  • Truy cập tài khoản Google Ads, chọn biểu tượng chiến dịch sau đó click vào trình đơn thả xuống “Chiến dịch”.
  • Chọn “Chiến dịch”.
  • Tại biểu tượng dấu cộng, nhấp chuột rồi click “Chiến dịch mới”.
  • Lựa chọn mục tiêu phù hợp cho chiến dịch: Doanh số; Mức độ nhận biết thương hiệu; Lưu lượng truy cập website hoặc Khách hàng tiềm năng.
  • Tại mục Loại chiến dịch, chọn “Hiển thị”.
  • Nhấp chọn “Chiến dịch hiển thị chuẩn”.
  • Điền đường dẫn website của doanh nghiệp.
  • Đặt tên cho chiến dịch.
  • Click “Tiếp tục”.

Lựa chọn mục tiêu phù hợp cho quảng cáo Google Map

Lựa chọn mục tiêu phù hợp cho quảng cáo Google Map

Thiết lập cài đặt cho chiến dịch

  • Tùy chọn ngôn ngữ và vị trí hiển thị quảng cáo.
  • Quảng cáo quay vòng: Lựa chọn tối ưu hóa chế độ quay vòng cho những quảng cáo có hiệu suất cao nhất; Quay vòng quảng cáo vô thời hạn; Tối ưu hóa quảng cáo cho lượt chuyển đổi hoặc xoay vòng các thẻ đồng đều.
  • Cài đặt lịch quảng cáo tại những khung thời gian nhất định.
  • Lựa chọn loại thiết bị muốn hiển thị: Thiết bị di động hoặc Desktop.
  • Tùy chọn URL: Lựa chọn “Mẫu theo dõi” để thu thập thông tin ở chế độ nền; “Hậu tố URL cuối cùng” để theo dõi thông tin; “Tùy chỉnh tham số” để thực hiện theo dõi bổ sung.
  • Các tùy chọn loại trừ nội dung: Ngăn quảng cáo không hiển thị đối với các nội dung gây ảnh hưởng tới hình ảnh, định vị thương hiệu.
  • Tùy chọn quảng cáo động: Phù hợp khi tiếp thị nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau.
  • Thiết lập ngày bắt đầu triển khai và ngày chiến dịch kết thúc.
  • Cài đặt lượt chuyển đổi.

Thiết lập giá thầu và ngân sách

  • Đối với ngân sách quảng cáo, bạn có thể thiết lập theo ngân sách hằng ngày, ngân sách hằng tháng hoặc tổng ngân sách.
  • Đối với chiến lược đặt giá thầu: Lựa chọn chiến lược đặt giá thầu tự động; Chiến lược đặt giá thầu thông minh hoặc đặt giá thầu thủ công.

Thiết lập chiến lược nhắm mục tiêu

Bên cạnh tùy chọn “Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa tự động”, bạn cũng có thể tiến hành cài đặt chiến lược mục tiêu theo các cách sau:

  • Nhắm mục tiêu thủ công nhân khẩu học/thói quen/hành vi của khách hàng.
  • Nhắm mục tiêu dựa trên nội dung từ khóa được cung cấp.
  • Nhắm mục tiêu theo đối tượng tùy chỉnh.
  • Nhắm mục tiêu theo chủ đề.
  • Nhắm mục tiêu theo vị trí trên trang.

 

GDN 5

Các thông tin cần thiết lập để hoàn tất quá trình tạo quảng cáo GDN

Thiết lập quảng cáo GDN đầu tiên

Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn đã có thể tạo quảng cáo GDN đầu tiên của riêng mình với các bước sau:

  • Tải lên hình ảnh hoặc video.
  • Mô tả tiêu đề cho quảng cáo (bạn có thể tạo tối đa 4 tiêu đề, mỗi tiêu đề tối đa 30 ký tự).
  • Mô tả tiêu đề dài: Sử dụng để bổ sung thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp và thông tin về chính doanh nghiệp của bạn (tối đa 90 ký tự).
  • Mô tả Description: Cung cấp các thông tin về ưu điểm, tính năng của sản phẩm/dịch vụ.
  • Điền tên doanh nghiệp.
  • Cung cấp URL website nơi bạn muốn thực hiện nhập/chỉnh sửa thông tin cho mẫu theo dõi.
  • Thêm các tùy chọn như CTA, màu sắc tiêu đề,…
  • Lựa chọn định dạng quảng cáo muốn hiển thị: văn bản, hình ảnh, video.

Cuối cùng, bạn click chọn “Thêm vào nhóm quảng cáo”, nhấn “Tiếp theo”, click “Xuất bản chiến dịch” để hoàn tất.

GDN là hình thức quảng cáo tối ưu giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận lượng lớn khách hàng ngay cả khi họ không thực hiện tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Hy vọng với bài viết trên, NEMI Ads đã giúp bạn hiểu rõ quy trình tạo các chiến dịch quảng cáo hiển thị, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp. Thường xuyên ghé NEMI Ads để cập nhật thêm đa dạng các bài tin hữu ích khác về chủ đề Google bạn nhé!

5/5 - (6 bình chọn)

Tác giả

Phạm Thái Sơn
Khi bạn làm một việc hết mình, bạn sẽ không còn gì để hối tiếc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ready to Get Started?

Liên hệ với NEMI ADS để nhận tư vấn

Đội ngũ hỗ trợ của NEMI ADS luôn hỗ trợ tư vấn chi tiết cho khách hàng trước khi quyết định đăng ký dịch vụ.

Mọi thông tin điền trong form đều được bảo mật 100%