logo-nemi-ads-done

05 “bí mật” về landing page bạn không nên bỏ qua

  1. Home
  2. »
  3. Kiến thức Digital
  4. »
  5. 05 “bí mật” về landing page bạn không nên bỏ qua

Landing page là một trong những công cụ vô cùng quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là khi doanh nghiệp chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google hay TikTok. Vậy thực chất landing page là gì? Cùng NEMI Ads tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Landing page là gì?

Landing page (trang đích) là một trang web có giao diện, tên miền tương tự như website gốc, được thiết kế với một mục tiêu duy nhất đó chính là thúc đẩy khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi có lợi cho doanh nghiệp như để lại thông tin, đăng ký, mua hàng,…

Landing page thường cung cấp các thông tin liên quan tới chương trình giảm giá, khuyến mãi hay đơn giản là mô tả các đặc tính, giá trị của các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Người dùng sẽ được điều hướng tới trang web này sau khi click vào CTA, các đường link đường tích hợp trong các chiến dịch tiếp thị trên Facebook, Youtube, Email,…

Theo lý thuyết Marketing, trang đích nằm tại giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng. Vậy nên để có thể đem lại tỉ lệ ROI tốt nhất, bạn cần đảm bảo các landing page được thiết kế một cách đơn giản, đáp ứng tính tương thích trên đa dạng các thiết bị khác nhau,… Đặc biệt, các thông tin được sử dụng trong trang đích cũng cần đảm bảo có thể thuyết phục được khách hàng chi tiền cho doanh nghiệp.

Trang đích

Landing page là trang web được thiết kế nhằm thúc đẩy người dùng thực hiện các hành vi có lợi cho doanh nghiệp

2. Thành phần quan trọng trong trang đích

Hiện nay một landing page chất lượng và tối ưu sẽ bao gồm những thành phần sau:

2.1. Tiêu đề

Tiêu đề là yếu tố đầu tiên giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng. Chính vì vậy, các tiêu đề chính và tiêu đề phụ cần được tạo một cách ngắn gọn, súc tích và cô đọng nhất, truyền tải được thông điệp chung của chiến dịch. Một tiêu đề sáng tạo và ấn tượng sẽ giúp thu hút khách hàng truy cập và tương tác với trang web.

2.2. Thông tin về sản phẩm

Trong quá trình thiết kế trang đích, việc bổ sung các thông tin về sản phẩm là đặc biệt quan trọng để giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì các phương án thay thế. Các thông tin về sản phẩm có thể bao gồm:

  • Giá cả.
  • Thành phần.
  • Tính năng.
  • Công dụng.
  • Ưu điểm nổi bật.
  • Các chương trình giảm giá, khuyến mãi,…

Để có thể thuyết phục khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi, bạn cần đảm bảo các thông tin được diễn đạt một cách rõ ràng, súc tích và thể hiện được những giá trị cốt lõi của sản phẩm.

Các thành phần trong landing page

Landing page cần cung cấp đến người dùng những thông tin quan trọng nhất về sản phẩm

2.3. Hình ảnh/video minh hoạ

Thành phần tiếp theo không thể thiếu khi thiết kế các trang đích đó chính là hình ảnh, video. Video và hình ảnh minh họa sẽ giúp khách hàng hình dung rõ hơn về sản phẩm đồng thời cũng giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp về sản phẩm/dịch vụ một cách trực quan hơn.

Một số tiêu chuẩn về hình ảnh, video được sử dụng trong trang đích:

  • Đảm bảo video, hình ảnh rõ nét.
  • Thiết kế sáng tạo, bắt mắt, đảm bảo thu hút được sự chú ý của khách hàng.
  • Liên quan trực tiếp tới sản phẩm, thể hiện được lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại cho khách hàng.

2.4. CTA

Có thể khẳng định rằng CTA là thành phần quan trọng nhất của một trang đích bởi nó có khả năng khuyến khích người dùng thực hiện các hành động cụ thể. CTA được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là một biểu mẫu thông tin đơn giản hoặc một nút lệnh chuyển đổi độc lập. Điều quan trọng là CTA cần phải thể hiện được sự nổi bật kèm theo lời kêu gọi hành động tự nhiên để thúc đẩy người dùng tham gia.

Các yếu tố cần có trong trang đích

CTA là thành phần quan trọng không thể thiếu khi thiết kế các landing page

2.5. Feedback từ khách hàng

Phản hồi từ những khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chính là chiếc chìa khóa vô cùng hiệu quả giúp thuyết phục tệp khách hàng tiềm năng. Thông qua các đánh giá thực tế, người dùng sẽ cảm nhận được những trải nghiệm khách quan và chân thực nhất về sản phẩm, đồng thời tác động vào tâm lý của họ, thúc đẩy họ ra quyết định mua nhanh hơn.

3. Các hình thức landing page phổ biến

Hiện nay có rất nhiều dạng trang đích khác nhau, tuy nhiên dưới đây là 3 hình thức landing page phổ biến nhất

3.1. Trang đích thu thập thông tin khách hàng – Lead Generation Landing Page

Lead Generation Landing Page được tạo ra với mục đích thu thập thông tin liên hệ từ người dùng. Trong một số trường hợp nhất định, các doanh nghiệp cũng sử dụng loại hình trang đích này để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm miễn phí như Ebook, mã giảm giá, tài liệu tham khảo,…

3.2. Trang đích bán hàng

Hình thức trang đích thứ hai đó chính là trang đích bán hàng. Mục tiêu hàng đầu của dạng landing page này đó chính là thuyết phục người dùng về giá trị và lợi ích của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đặc biệt ở trang đích bán hàng là sự tập trung vào việc trình bày thông tin một cách ngắn gọn và hiệu quả.

Các loại landing page

Mẫu landing page phục vụ cho mục đích bán hàng

3.3. Trang đích trung chuyển

Bên cạnh trang đích Lead Generation và trang đích bán hàng, trang đích trung chuyển cũng là hình thức landing page vô cùng phổ biến. Loại hình trang đích này đóng vai trò như một website trung gian nhằm điều hướng khách hàng tới một trang web khác. Trang đích trung chuyển thường được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn cung cấp thông tin sơ bộ về sản phẩm, dịch vụ trước khi di chuyển người dùng tới website chính hoặc nhằm né tránh quá trình xét duyệt của Facebook, Google khi chạy các chiến dịch tiếp thị VPCS.

4. Khi nào nên sử dụng landing page?

Hiện nay bạn có thể sử dụng trang đích trong đa dạng các trường hợp khác nhau như:

  • Triển khai các chiến dịch tiếp thị: Khi doanh nghiệp chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google, TikTok, việc sử dụng trang đích là vô cùng cần thiết để thuyết phục khách hàng, từ đó tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ ROI cho chiến dịch.
  • Tổ chức sự kiện: Trong trường hợp này, trang đích sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá sự kiện và quản lý số lượng người đăng ký tham gia.
  • Ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới: Khi doanh nghiệp thực hiện quảng bá cho các sản phẩm mới, trang đích sẽ là công cụ tuyệt vời để cung cấp tới khách hàng các thông tin quan trọng về sản phẩm như lợi ích, công dụng,… từ đó tạo sự chú ý và tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu.
  • Thu thập thông tin khách hàng: Trang đích cũng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống các dữ liệu quan trọng về tệp khách hàng tiềm năng bằng cách thúc đẩy người dùng hoàn thành biểu mẫu được thiết kế.

 

Landing page dùng để làm gì

Shopify sử dụng landing page để thu thập thông tin khách hàng

5. Landing page khác gì website?

Khi triển khai các chiến dịch Marketing Online, trang đích và website đều là những nền tảng không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được hai nền tảng này. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa trang đích và website:

Trang đíchWebsite
Mục đích sử dụngChức năng chính của trang đích đó chính là đảm bảo tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy người dùng thực hiện các hành vi như để lại thông tin, mua hàng,…Website là trung tâm của chiến dịch E – marketing, đóng vai trò như một nền tảng toàn diện giúp cung cấp đầy đủ các thông tin về toàn bộ các khía cạnh của doanh nghiệp.
Cấu trúc, thiết kếTrang đích thường chỉ được thiết kế với một trang duy nhất với cấu trúc đơn giản, bao gồm các thành phần như tiêu đề, hình ảnh, CTA,…Trên thực tế, một website có cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều so với landing page, bao gồm các phần như trang chủ, trang giới thiệu, các trang con về sản phẩm/dịch vụ cùng đa dạng các yếu tố khác.
Phạm vi thông tinTrang đích chỉ tập trung truyền tải một thông điệp cụ thể giúp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.Website cung cấp phạm vi thông tin rộng hơn nhằm thể hiện hình ảnh của thương hiệu, bao gồm các thông tin về lịch sử hình thành doanh nghiệp, các chương trình xúc tiến bán, quan hệ công chúng, blog và nhiều nội dung khác.

Website giúp khách hàng tìm hiểu đầy đủ về doanh nghiệp và tạo cơ hội tương tác sâu hơn, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Như vậy có thể khẳng định rằng landing page là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing trực tuyến, giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Hy vọng bài viết của NEMI Ads đã giúp bạn nắm rõ các thông tin quan trọng liên quan tới trang đích. Thường xuyên ghé NEMI Ads để cập nhật thêm đa dạng các bài tin hữu ích về chủ đề Digital Marketing bạn nhé!

5/5 - (8 bình chọn)

Tác giả

NEMI ADS
Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ mọi điều về Digital Marketing nói chung và quảng cáo nói riêng. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ để nhận tư vấn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ready to Get Started?

Liên hệ với NEMI ADS để nhận tư vấn

Đội ngũ hỗ trợ của NEMI ADS luôn hỗ trợ tư vấn chi tiết cho khách hàng trước khi quyết định đăng ký dịch vụ.

Mọi thông tin điền trong form đều được bảo mật 100%