logo-nemi-ads-done

Cập nhật chính sách Google Ads chi tiết nhất, mới nhất 2024

  1. Home
  2. »
  3. Kiến thức Google Ads
  4. »
  5. Cập nhật chính sách Google Ads chi tiết nhất, mới nhất 2024

Vi phạm chính sách Google Ads khiến quảng cáo không được nền tảng phê duyệt, từ đó khiến nguồn lực của doanh nghiệp bị lãng phí. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và biên tập nội dung tiếp thị, bạn cần đảm bảo tuân thủ các chính sách quảng cáo của nền tảng. Trong bài viết dưới đây, NEMI Ads sẽ chia sẻ các chính sách quảng cáo Google Ads mới nhất, chi tiết nhất, mời bạn cùng theo dõi!

1. Chính sách Google Ads về các nội dung bị cấm

Nhằm đảm bảo xây dựng một hệ sinh thái quảng cáo lành mạnh, phục vụ tối đa nhu cầu và lợi ích của người dùng, các mẫu quảng cáo của bạn sẽ không được xét duyệt nếu thực hiện tiếp thị cho các sản phẩm cấm, cụ thể:

1.1. Thông tin quy định về sản phẩm nhái, kém chất lượng

Chính sách quảng cáo Google nghiêm cấm các hành vi, hoạt động mua bán các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Hàng giả có thể là những mặt hàng có biểu trưng tương tự hoặc không thể phân biệt với các mặt hàng khác; những mặt hàng cố tình tái hiện lại đặc điểm nhãn hiệu của sản phẩm chính hãng để tạo sự nhầm lẫn cho người dùng.

1.2. Chính sách quảng cáo Google Ads về sản phẩm, dịch vụ nguy hiểm

Các nhà quảng cáo cũng không được phép tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ có nguy cơ gây tổn hại tới sức khỏe/tính mạng con người như: ma túy, đạn dược, pháo hoa, thuốc lá sợi,…

Chính sách google ads 1

Chính sách Google Ads nghiêm cấm các hành vi quảng cáo các sản phẩm liên quan tới thuốc lá

1.3. Tiêu chuẩn đối với các hành vi bất chính

Với kim chỉ nam “trung thực và công bằng”, chính sách Google Ads không cho phép quảng bá các sản phẩm/dịch vụ “tiếp tay” cho các hành vi không đúng đắn, cụ thể như:

  • Quảng cáo các phần mềm có khả năng đánh cắp dữ liệu.
  • Các dịch vụ hỗ trợ tăng lưu lượng cho website một cách không minh bạch.
  • Các phần mềm/sản phẩm hỗ trợ gian lận trong thi cử,…

1.4. Chính sách Google Ads về các nội dung không phù hợp

Các nội dung quảng cáo có nội dung không phù hợp cũng vi phạm chính sách quảng cáo của Google:

  • Bắt nạt.
  • Xúc phạm danh dự của cá nhân/tập thể.
  • Ngược đãi động vật.
  • Nội dung phản cảm.
  • Kích động, cổ xúy các hành vi bạo lực, phân biệt đối xử.
  • Hăm dọa, tống tiền.
  • Ngược đãi động vật.
  • Hướng dẫn tạo, phân phối nội dung giả tạo với mục đích khiêu dâm,…

 

Chính sách của Google Ads

Các nội dung quảng cáo chứa nội dung ngược đãi động vật cũng vi phạm chính sách Google Ads

2. Chính sách quảng cáo Google về các hành vi bị cấm

Bên cạnh các quy định về nội dung bị cấm, Google cũng thực hiện loại trừ các nội dung quảng cáo có chứa các hành vi có khả năng gây hại tới người dùng nói riêng và hệ sinh thái quảng cáo nói chung:

2.1. Yêu cầu đối với mạng quảng cáo

Các hành vi quảng bá các nội dung chứa các phần mềm gián điệp, cố tình sử dụng các biện pháp nhằm che giấu landing page, né tránh các quy trình xét duyệt nội dung đều vi phạm chính sách Google Ads.

2.2. Tiêu chuẩn về hành vi thu thập và sử dụng thông tin, dữ liệu người dùng

Google áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với các nhà quảng cáo để ngăn chặn việc lợi dụng thông tin cá nhân của người dùng và thực hiện các hành vi không đúng đắn. Dưới đây là một số hành vi bị cấm mà Google không cho phép:

  • Vấn đề bảo mật thông tin người dùng không được đảm bảo.
  • Chia sẻ thông tin người dùng khi chưa được sự cho phép.
  • Sử dụng các thông tin cá nhân sai sự thật.
  • Sử dụng Cookie vi phạm các quy định của Google.

 

Chính sách Google Ads 2

Chính sách Google Ads nghiêm cấm các hành vi chia sẻ trái phép thông tin người dùng

2.3. Chính sách của Google Ads đối với nội dung không đúng sự thật

Tiếp theo, với mong muốn cung cấp đến người dùng những thông tin minh bạch và hữu ích, Google cũng ban hành một số quy định đối nội dung của các mẫu quảng cáo. Trong trường hợp bạn vi phạm các hành vi dưới đây, quảng cáo sẽ không được phê duyệt:

  • Không hiển thị, che giấu thông tin, cách thức thanh toán,…
  • Che giấu các khoản phí liên quan tới dịch vụ tài chính như tiền bồi thường hợp đồng, chiết khấu thanh toán, lãi suất,…
  • Không đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan như số giấy phép, mã số thuế, địa chỉ,…
  • Cung cấp các ưu đãi không thực tế.
  • Chứa các nội dung không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm về các vấn đề liên quan tới tài chính, sức khỏe,…

3. Chính sách Google Ads về các nội dung và tính năng bị hạn chế

Bên cạnh các nội dung và hành vi bị cấm, để đảm bảo chiến dịch Google Ads được triển khai một cách hiệu quả nhất, bạn cũng cần nắm rõ các nội dung và tính năng bị hạn chế sau:

  • Nội dung quảng cáo có chứa các yếu tố người lớn như đồ chơi tình dục, các dịch vụ hẹn hò với mục đích tình dục,…
  • Rượu sake, bia, rượu vang, các loại đồ uống chứa cồn chưng cất/không chưng cất.
  • Xâm phạm bản quyền video, hình ảnh,…
  • Các nội dung cổ xúy cho các hình thức đánh bạc vô trách nhiệm, xổ số tư nhân,…
  • Các quảng cáo tiếp thị các sản phẩm liên quan tới sức khỏe như dịch vụ y khoa, thuốc không kê đơn, dịch vụ phá thai,…
  • Các nội dung liên quan tới các vấn đề chính trị, dịch vụ tài chính, sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba,…
  • Các nội dung gắn nhãn dành riêng cho trẻ em,…

 

Chính sách quảng cáo Google Ads

Chính sách Google Ads thực hiện hạn chế các quảng cáo có nội dung liên quan tới rượu, các sản phẩm có chứa cồn

4. Chính sách Google Ads về nội dung biên tập và kỹ thuật

Biên tập quảng cáo

Với mục tiêu đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, chính sách Google Ads cũng đưa ra các quy định liên quan tới chất lượng quảng cáo, các thành phần trong quảng cáo và trang đích. Nền tảng sẽ chỉ chấp nhận các mẫu quảng cáo được thiết kế chuyên nghiệp, rõ ràng, đơn giản, điều hướng người dùng tới các trang đích phù hợp với nhu cầu của họ.

Tiêu chuẩn về đích đến quảng cáo

Để đảm bảo không vi phạm chính sách Google Ads, bạn cũng cần lưu ý một số quy định về trang đích, cụ thể:

  • Trang đích phải cung cấp các nội dung liên quan tới quảng cáo.
  • Trang đích cần có giao diện trực quan, dễ sử dụng, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
  • Trang đích phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bảo mật để bảo vệ thông tin của người dùng.

 

Chính sách Google Ads 3

Chính sách Google Ads yêu cầu trang đích phải đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn về bảo mật

Yêu cầu quảng cáo về kỹ thuật

Một chính sách Google Ads khác mà bạn không nên bỏ qua khi trong quá trình xây dựng và biên tập nội dung quảng cáo đó chính là các yêu cầu về kỹ thuật. Cụ thể, nền tảng sẽ không xét duyệt quảng cáo trong các trường hợp sau:

  • Một nhóm quảng cáo hiển thị nhiều hơn một tên miền.
  • Quảng cáo HTML5 trống hoặc hiển thị không chính xác.
  • Gửi nội dung xét duyệt quảng cáo qua quá nhiều tài khoản.
  • Cấu hình quảng cáo quá nặng khiến hệ thống xét duyệt của Google bị ảnh hưởng.
  • Quảng cáo sử dụng các ngôn ngữ không được hỗ trợ.
  • Xóa video sau khi gửi xét duyệt.
  • Video được gán nhãn công chiếu trực tiếp.
  • Video hạn chế quyền truy cập về độ tuổi, quyền sở hữu trí tuệ.
  • Sử dụng các định dạng video không phù hợp với Youtube/Google Ads,…

Chính sách Google Ads về định dạng quảng cáo

Ngoài ra, các mẫu quảng cáo cũng cần tuân thủ chính sách Google Ads về định dạng quảng cáo để tránh các trường hợp không được phê duyệt/khóa tài khoản:

  • Các ảnh động được sử dụng trong quảng cáo không được dài hơn 30s.
  • Hình ảnh được sử dụng trong quảng cáo phải rõ nét, không được lật ngược, lệch sang một bên khiến người dùng khó chịu.
  • Quảng cáo phải mô tả chính xác các nội dung mà người dùng có thể tìm thấy tại trang đích, tiêu đề quảng cáo phải rõ ràng, sử dụng từ khóa chính xác, cụ thể,…

5. Chính sách Google Ads về quảng cáo được cá nhân hóa

Khi mà mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quảng cáo cá nhân hóa chính là “chiếc chìa khóa” giúp các doanh nghiệp tạo được sự kết nối sâu sắc với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, loại quảng cáo này lại có thể gây ra những trải nghiệm không tốt cho người dùng.

Chính vì vậy, Google đã ban hành các tiêu chuẩn chính sách mới liên quan tới các hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo. Dưới đây là một số điểm hạn chế chính mà bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Quy định pháp lý: Nhắm mục tiêu người dùng dưới 13 tuổi; đề cập tới các thuật ngữ về thuốc, các loại đồ uống chứa cồn,…
  • Khó khăn cá nhân: Các nội dung về tình trạng sức khỏe, các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính; khó khăn về tài chính; hành vi phạm tội, áp đặt các tư tưởng không tích cực lên khách hàng,…
  • Tín ngưỡng và bản sắc: Khuynh hướng tình dục; mối liên kết chính trị; chủng tộc và dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo.
  • Sở thích tình dục: Các biện pháp tránh thai, nội dung khiêu dâm,…

Việc tuân thủ chính sách Google Ads không chỉ giúp quảng cáo được phê duyệt nhanh hơn mà còn tạo cơ hội giúp doanh nghiệp kết nối và đem lại giá trị hữu ích cho người dùng. Hy vọng bài viết của NEMI Ads đã giúp bạn rõ các vi phạm thường gặp trong quá trình biên tập nội dung, qua đó đảm bảo tối ưu chiến dịch Google Ads một cách hiệu quả và đem lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Thường xuyên ghé NEMI Ads để cập nhật thêm đa dạng các bài tin hữu ích khác về kiến thức Google bạn nhé!

5/5 - (8 bình chọn)

Tác giả

Phạm Thái Sơn
Khi bạn làm một việc hết mình, bạn sẽ không còn gì để hối tiếc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ready to Get Started?

Liên hệ với NEMI ADS để nhận tư vấn

Đội ngũ hỗ trợ của NEMI ADS luôn hỗ trợ tư vấn chi tiết cho khách hàng trước khi quyết định đăng ký dịch vụ.

Mọi thông tin điền trong form đều được bảo mật 100%