Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, quảng cáo không đơn thuần là một phương tiện truyền thông mà còn là chiếc chìa khóa chiến lược giúp các doanh nghiệp tạo dấu ấn và thu hút khách hàng. Sau đại dịch Covid – 19, khi hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, tiếp thị Online lại càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trên Youtube – nền tảng video phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Vậy làm cách nào để có thể tạo và triển khai các chiến dịch quảng cáo Youtube? Cùng NEMI Ads tìm hiểu chi tiết với bài viết ngay dưới đây bạn nhé!
Nội dung chính
1. Quảng cáo Youtube là gì?
Quảng cáo YouTube là hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó các video quảng cáo có thể xuất hiện trước, giữa hoặc sau khi người dùng xem nội dung video trên nền tảng YouTube.
1.1. Tại sao nên chạy Ads Youtube?
Hiện nay có rất nhiều các hình thức tiếp thị trực tuyến khác nhau, tuy nhiên Youtube Ads vẫn luôn một trong những phương thức hiệu quả nhất bởi các ưu điểm dưới đây:
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Sở hữu lượng người dùng khổng lồ với đa dạng độ tuổi, giới tính, thu nhập, quảng cáo Youtube giúp doanh nghiệp tiếp cận với số lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet.
- Tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu: Bên cạnh khả năng thiết lập mục tiêu dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học, Youtube Ads cũng cho phép người dùng phân phối quảng cáo tới những khách hàng đang tìm kiếm và quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tác động tới hành vi mua của người dùng: Theo báo cáo Insight của Youtube, 72% người mua ô tô, 66% người mua mỹ phẩm, 62% người mua điện thoại thông minh thừa nhận rằng các chiến dịch quảng cáo Youtube đã tác động rất lớn tới hành vi mua hàng của họ, khiến họ ra quyết định mua nhanh hơn. Như vậy có thể khẳng định rằng hình thức tiếp thị trực tuyến này mang lại cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp.
- Dễ dàng theo dõi hiệu quả và điều chỉnh chiến dịch: Khi triển khai quảng cáo Youtube, thông qua YouTube Analytics, bạn có thể theo dõi số lượt xem, tỷ lệ tương tác, thời lượng xem, và nhiều thông tin khác về quảng cáo của bạn. Qua đó xác định các điểm hạn chế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết để giúp chiến dịch đạt hiệu quả tối ưu.
Quảng cáo Youtube giúp doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu
1.2. Các hình thức chạy quảng cáo Youtube
Hiện nay, Youtube hỗ trợ người dùng triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến với 6 định dạng sau:
- Quảng cáo Youtube trong luồng có thể bỏ qua: Có thể hiển thị trước, trong hoặc sau khi phát video, thường đi kèm với một banner của thương hiệu nằm tại góc bên phải của giao diện, phù hợp để hiển thị trên TV, máy tính và di động.
- Youtube Ads trong luồng không thể bỏ qua: Tương tự với loại hình quảng cáo có thể bỏ qua, hình thức tiếp thị này cũng có thể được hiển thị trước, trong hoặc sau khi phát video tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của nhà quảng cáo.
- Quảng cáo Youtube In-feed: Các Youtube Ads trong nguồn cấp dữ liệu sẽ được hiển thị trên Youtube tìm kiếm hoặc bất kỳ vị trí nào có khả năng tiếp cận được nhiều người xem nhất bên cạnh danh sách các video có liên quan và trên trang chủ đối với phiên bản Youtube trên điện thoại.
- Youtube Ads ngoài luồng phát: Định dạng quảng cáo Youtube này chỉ khả dụng đối với thiết bị di động, các mẫu quảng cáo sẽ được hiển thị thông qua mạng lưới đối tác video của Google giúp chuyển hướng khách hàng ra bên ngoài kênh Youtube.
- Quảng cáo đệm: Bumper Ads sẽ được phân phối tới các video trên Youtube, bên cạnh đó nó cũng được hiển thị trên các ứng dụng, trang web thuộc mạng lưới của Google.
Quảng cáo Youtube trong luồng có thể bỏ qua
2. Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo Youtube cho người mới bắt đầu
Để thiết lập chiến dịch chạy Ads Youtube, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
2.1. Bước 1. Liên kết Youtube với tài khoản Google Ads
Kết nối tài khoản quảng cáo với Youtube
- Truy cập Youtube Studio theo đường link: https://studio.youtube.com/channel/UCea7sp8tsFvHsVqzExeEQAA
- Tại mục cài đặt, click nút “Kênh”, chọn “Cài đặt thẻ nâng cao” rồi nhấn “Liên kết tài khoản”.
- Tiếp theo, bạn đặt tên cho liên kết, nhập mã khách hàng, lựa chọn quyền truy cập rồi click “Xong” sau đó nhấn chọn “Lưu”.
- Khi chủ tài khoản Google Ads phê duyệt yêu cầu, kênh Youtube và tài khoản quảng cáo sẽ được liên kết thành công.
Đăng tải video cho Youtube Ads
- Đăng nhập tài khoản Youtube.
- Tại góc phải bên màn hình, chọn biểu tượng máy quay rồi nhấn “Upload Video”.
Đăng tải video sử dụng cho chiến dịch quảng cáo Youtube
2.2. Bước 2. Tạo chiến dịch
Tạo chiến dịch mới
- Đăng nhập tài khoản Google Ads, tại tab “Tất cả chiến dịch”, click “Chiến dịch mới” rồi nhấn chọn “Thêm chiến dịch mới”.
Lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo Youtube
Hiện nay khi triển khai các chiến dịch tiếp thị trên Youtube, bạn có thể lựa chọn đa dạng các mục tiêu khác nhau như:
- Doanh số bán hàng, Lưu lượng truy cập trang web, Lượng khách hàng tiềm năng: Khả dụng với quảng cáo Trong luồng phát có thể bỏ qua, Trong nguồn cấp dữ liệu, Ngoài luồng phát.
- Mức độ nhận biết và cân nhắc: Phù hợp với toàn bộ các hình thức quảng cáo trên Youtube.
Tiếp theo, trong mục “Loại chiến dịch”, bạn hãy click tùy chọn “Video”.
Lựa chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo Youtube
Thiết lập cài đặt cho chiến dịch phụ
Để cung cấp những hướng dẫn chính xác nhất, Google sẽ yêu cầu người dùng lựa chọn một trong tám loại chiến dịch phụ sau:
- Quảng cáo theo trình tự: Truyền tải thông điệp quảng cáo theo trình tự cụ thể.
- Thúc đẩy lượt chuyển đổi: Khuyến khích người dùng thực hiện các hành vi chuyển đổi có giá trị với doanh nghiệp.
- Video tăng cường phạm vi tiếp cận: Tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu trong phạm vi ngân sách cho phép.
- Thu hút lượt xem: Kích thích hành vi mua của khán giả thông qua quảng cáo,
- Mua sắm: Điều hướng khách hàng tới trang web bán hàng của doanh nghiệp.
- Ngoài luồng phát: Tự động điều chỉnh quảng cáo sao cho tương thích với thiết bị di động và máy tính.
- Các lượt tương tác trên Youtube: Gia tăng mức độ tương tác và lượt đăng ký trên Youtube thông qua việc sử dụng các dạng video thích hợp.
- Chiến dịch video tùy chỉnh: Sử dụng đa dạng các hình thức quảng cáo khác nhau để thiết lập chế độ cài đặt.
Sau khi lựa chọn được loại chiến dịch phụ cho chiến dịch, nhấn chọn “Tiếp tục” để chuyển sang bước tiếp theo.
2.3. Bước 3. Thiết lập cấu hình cho chiến dịch
- Đặt tên cho chiến dịch: Khi đặt tên cho chiến dịch, bạn nên lựa chọn tên có khả năng mô tả mục tiêu một cách rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi và quản lý chiến dịch một cách dễ dàng và thuận tiện hơn
- Thiết lập chiến lược giá thầu: Bạn có thể lựa chọn một trong các chiến lược phù hợp như CPV, CPM, vCPM, CPA.
- Thiết lập ngân sách: Bạn có thể thiết lập theo ngân sách hằng ngày hoặc cho toàn bộ chiến dịch.
- Thiết lập thời gian triển khai và kết thúc chiến dịch.
- Thiết lập các mạng muốn hiển thị quảng cáo Youtube: Bạn có thể lựa chọn các đối tác video trên mạng hiển thị, kết quả tìm kiếm của Youtube hoặc video trên các kênh và trang chủ Youtube hay Google TV.
- Cài đặt ngôn ngữ cho quảng cáo.
- Xác định vị trí địa lý tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
- Cài đặt loại trừ nội dung: Thiết lập này cho phép loại trừ các nội dung không phù hợp với định vị, mục tiêu của thương hiệu.
Chọn mạng hiển thị cho quảng cáo Youtube
2.4. Bước 4. Cài đặt nhóm quảng cáo, xác định mục tiêu
Tại bước này, bạn tiến hành đặt tên cho nhóm quảng cáo sau đó lựa chọn mục tiêu theo một trong các phương án sau:
- Nhân khẩu học: Xác định đối tượng mục tiêu qua các đặc điểm như giới tính, độ tuổi,…
- Phân khúc đối tượng: Xác định khách hàng tiềm năng qua 5 lựa chọn: nhân khẩu học chi tiết; đối tượng chung sở thích; phân khúc cân nhắc mua hàng và sự kiện trong đời; cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp; phân khúc đối tượng kết hợp, phân khúc đối tượng tùy chỉnh.
- Hiển thị theo từ khóa: Nhập tên trang web liên quan hoặc tên sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp để giúp Youtube phân phối quảng cáo tới chính xác những đối tượng đang quan tâm.
- Hiển thị theo chủ đề: Quảng cáo sẽ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm các chủ đề mà bạn đã chọn trước đó.
- Hiển thị theo vị trí đặt: Quảng cáo sẽ được hiển thị chính xác tại những vị trí mà bạn đã chọn (kênh Youtube, video trên Youtube,…).
Sau khi chọn mục tiêu phù hợp, bạn có thể thiết lập giá thầu để tiếp tục sang bước tiếp theo.
Chọn nội dung hiển thị quảng cáo Youtube theo từ khóa
2.5. Bước 5. Tải lên/tạo video quảng cáo
Tải lên video quảng cáo
Để tải lên video quảng cáo, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Truy cập vào giao diện tải lên video trên Youtube.
- Sử dụng thanh tìm kiếm để xác định video tiếp thị mà bạn đã tải lên trong các bước trước đó.
- Sau khi tìm thấy video mong muốn, lựa chọn định dạng quảng cáo mà bạn muốn sử dụng, ví dụ như quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu,…
- Cuối cùng, click chọn “Tạo chiến dịch” để hoàn tất.
Tạo video quảng cáo
Bên cạnh việc sử dụng video có sẵn, bạn cũng hoàn toàn có thể tạo mẫu quảng cáo mới theo các bước sau đây:
- Đăng nhập tài khoản Google Ads, click “Công cụ”.
- Tại trình đơn thả xuống của Thư viện chia sẻ, nhấp chọn “Thư viện thành phần”.
- Click biểu tượng dấu cộng rồi nhấn “Tạo video”.
- Chọn mẫu video phù hợp.
- Tạo thành phần cho mẫu quảng cáo.
- Click “Tạo video” sau khi hoàn tất việc thêm các thành phần.
- Nhấp chọn kênh Youtube muốn đăng tải video, bật tiếng cho video.
- Click “Quay lại thư viện thành phần”.
- Nhấp chọn video vừa tạo.
- Chọn định dạng quảng cáo Youtube phù hợp như quảng cáo ngoài luồng phát, quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua,…
- Truy cập trình chỉnh sửa, cung cấp URL trang đích muốn điều hướng khách hàng, CTA, dòng tiêu đề, đường dẫn hiển thị, tiêu đề, mô tả sản phẩm/dịch vụ, biểu ngữ hình ảnh đi kèm, tên quảng cáo,…
- Nhấp chọn “Tạo chiến dịch” để hoàn tất.
Sử dụng thanh tìm kiếm để tìm video trên Youtube của bạn
Như vậy có thể khẳng định rằng quảng cáo Youtube không chỉ là một phương thức tiếp thị đơn thuần mà còn là cầu nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc triển khai các chiến dịch Youtube Ads hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Thường xuyên ghé NEMI Ads để cập nhật các bài tin hữu ích khác về Digital Marketing bạn nhé!